Tìm kiếm Blog này

Trưởng Nguyễn 's Blog

Nơi hội tụ đam mê, chia sẽ thành công, cùng nhau tỏa sáng. Mục tiêu: xây dựng cộng đồng hướng dẫn trẻ tài năng và gắn bó.

Trưởng Nguyễn 's Blog

Nơi hội tụ đam mê, chia sẽ thành công, cùng nhau tỏa sáng. Mục tiêu: xây dựng cộng đồng hướng dẫn trẻ tài năng và gắn bó.

Trưởng Nguyễn 's Blog

Nơi hội tụ đam mê, chia sẽ thành công, cùng nhau tỏa sáng. Mục tiêu: xây dựng cộng đồng hướng dẫn trẻ tài năng và gắn bó.

Trưởng Nguyễn 's Blog

Nơi hội tụ đam mê, chia sẽ thành công, cùng nhau tỏa sáng. Mục tiêu: xây dựng cộng đồng hướng dẫn trẻ tài năng và gắn bó.

Trưởng Nguyễn 's Blog

Nơi hội tụ đam mê, chia sẽ thành công, cùng nhau tỏa sáng. Mục tiêu: xây dựng cộng đồng hướng dẫn trẻ tài năng và gắn bó.

Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014

Kiến trúc độc đáo của dinh vua Mèo

Khu dinh thự họ Vương hay còn gọi là nhà vua Mèo ở thung lũng Sà Phìn, Đồng Văn là một trong những địa điểm du lịch độc đáo và hấp dẫn bậc nhất ở vùng núi cao Hà Giang.

Nằm trên cao nguyên đá Đồng Văn, cách thành phố Hà Giang 125 km, nhà Vương được xây dựng trên quả đồi có hình mai rùa. Công trình mang vẻ đẹp bề thế, uy nghi với kiến trúc hình chữ "vương", vừa làm dinh thự vừa làm pháo đài phòng thủ.

Cổng ngoài dinh với hàng rào tường đá, phía trước là những hàng cây sa mộc thẳng tắp.
 
Khu nhà Vương được xây dựng kết hợp hài hòa giữa kiến trúc của người Mông và người Hán ở vùng biên giới phía Bắc.
 
Khu mộ cổ nằm ngay phía ngoài bờ tường đá, bên cạnh những hàng cây.
 
Cửa bằng gỗ, được chạm khắc hoa văn độc đáo có hình hoa anh túc - một loài cây gắn liền với sự phồn thịnh của vua Mèo một thời.
 
Nhà Vương có mái lợp ngói máng, hiên nhà lợp ngói ống trang trí hoa văn hình chữ "thọ".
 
Khu phòng làm việc và tiếp khách của gia chủ có hàng lan can sắt phía trước.
 
Kết cấu khung sàn, mái bằng gỗ nhưng hệ tường vẫn bằng đất giống như nhà trình tường của người Mông.
 
Những khung cửa sổ và dãy mái ngói rêu phong xếp lớp trong dinh thự.
 
Vẻ bề thế, uy nghi của công trình được tạo nên bởi sự phối hợp hài hòa, tinh xảo giữa các nguyên liệu quý như: đá xanh, gỗ sa mộc, ngói đất nung... Ngày nay, nơi đây trở thành điểm tham quan thu hút nhiều du khách. Giá vé vào tham quan: 20.000 đồng.
 

Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

8 sai lầm phổ biến trong lần đầu du lịch

Do chưa nhiều kinh nghiệm, những người lần đầu đến vùng đất mới thường gặp phải một số vấn đề như chuẩn bị lịch trình quá dày đặc, mang thừa đồ hay luôn lo lắng, sợ hãi về chuyện an ninh.
Nỗi sợ mơ hồ về việc sắp đến miền đất mới lạ thường tạo cảm giác không chắc chắn và đầy hoài nghi, lo lắng. Để tự trấn an, nhiều người thường cố gắng chuẩn bị hành lý thật đầy đủ, phòng trường hợp xấu nhất. Dù vậy, sự kỹ càng đôi khi lại là nguyên nhân khiến bạn rơi vào tình huống dở khóc dở cười. Dưới đây là một số sai lầm phổ biến hầu như người nào mới đi du lịch cũng gặp.
travel-first-time-1-8474-1414996848.jpg
Sự chuẩn bị quá kỹ đôi khi là nguyên nhân khiến bạn dở khóc dở cười trong chuyến phượt lần đầu. Ảnh: Buzznet
1. Lên lịch trình quá dày
Khi chuẩn bị khám phá vùng đất mới, ai cũng có xu hướng lên kế hoạch chi tiết về lịch trình trong ngày. Việc chuẩn bị danh sách điểm đến cụ thể là điều tốt. Nhưng vì chưa nhiều kinh nghiệm và đôi khi cộng thêm cả chút “tham lam”, hầu hết các du khách đều phải bỏ lỡ một vài điểm đã có trong kế hoạch từ trước hoặc rơi vào trạng thái bối rối, không biết chọn nơi nào để tranh thủ ghé thăm.
2. Mua tour quá tay
Khi không tự lên kế hoạch, để an toàn hơn, một số người thường chọn cách mua tour. Về cơ bản, chuyện mua tour cũng là gợi ý hay. Nhưng cũng vì điều này, cảm giác khám phá và tìm kiếm trải nghiệm mới gần như chẳng còn.
3. Chọn bạn đồng hành vào phút cuối
Cảm giác bất an về việc đi du lịch một mình thường làm một số người nhanh chóng chấp nhận bất cứ ai muốn tham gia hành trình ngay sát thời điểm lên đường. Yếu tố này có thể làm bạn thất vọng vì gặp xích mích với người đi cùng do không hợp tính nhau. Lời khuyên là bạn hãy “kêu gọi” bạn bè từ trước, tìm kiếm đối tác và chỉ nên đi cùng người tâm đầu ý hợp.
4. Chuẩn bị quá nhiều đồ lặt vặt
Hầu hết các du khách đều không biết mình có thể mua thêm khá nhiều đồ hữu ích lặt vặt trên đường đi như quần áo mới hay thậm chí là cả khóa an toàn. Thay vào đó, họ tự chuẩn bị từ nhà với tâm lý “thừa còn hơn thiếu”. Thực tế là khi chưa thực sự cần, bạn có thể cân nhắc để lại. Ở nhiều nơi, những món đồ như vậy thậm chí còn dễ mua và rẻ hơn so với quê nhà.
travel-first-time-2-1586-1414996848.jpg
Nếu không có sự chọn lựa về người đồng hành, bạn dễ bị mất vui vì những xích mích nhỏ do không hợp tính nhau. Ảnh: Lonelyplanet
5. Mang khăn tắm
Khi thuê phòng khách sạn, bạn sẽ được trang bị khăn bông tắm và có thể dùng xuống bể bơi hoặc ra biển. Những người lần đầu đi du lịch thường cố gắng mang khăn bông mà không tính tới chuyện nó có thể làm nặng và tốn diện tích hành lý. Trường hợp này, bạn chỉ nên mang một chiếc khăn tắm mỏng, nhẹ hoặc mua trên đường đi nếu thấy thực sự cần thiết.
6. Sợ mất trộm
Trước chuyến đi, hầu như ai cũng lo chuyện bị trộm cắp trên đường. Sự thiếu kinh nghiệm về điểm đến và những lời cảnh báo trên mọi phương tiện truyền thông càng làm họ bối rối. Thực tế, chuyện trộm cắp đúng là dễ xảy ra, nhưng thay vì lo nghĩ, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát. Cách tốt nhất để tránh bị móc túi là đừng đem theo đồ giá trị suốt chuyến đi. Những giấy tờ tùy thân có thể gói nhỏ và luôn giấu kỹ trong người.
7. Lo bị ốm hoặc gặp tai nạn
Sức khỏe thường là phần quan trọng nhất trong mỗi chuyến đi. Nhưng nếu cứ lo lắng nguy cơ bị ốm hay xảy ra tai nạn nào đó, bạn sẽ mất cảm giác thú vị khi du lịch. Cũng tương tự chuyện đề phòng mất trộm, vấn đề sức khỏe là điều bạn có thể kiểm soát được.
Chẳng hạn khi biết bản thân dễ gặp các sự cố về hô hấp do thay đổi thời tiết, bạn nên chủ động chuẩn bị thêm một chiếc khăn quàng cổ. Trường hợp hệ tiêu hóa không thực sự tốt, bạn càn tránh thử các món ăn đường phố hấp dẫn bày bán trên vỉa hè.
8. Kỳ vọng ngày nào cũng sôi động
Một hành trình du lịch cũng giống như thời tiết, sẽ có ngày mưa và ngày nắng. Điều này thể hiện rõ nhất với những ai phượt một mình. Quá nhiều kỳ vọng về sự bất ngờ gặp trên đường có thể làm du khách hụt hẫng khi chúng không xảy ra.
Đôi khi bạn cảm thấy cô đơn, trái ngược hẳn với những gì được nghe mô tả như “sẽ gặp nhiều người và có đầy kỷ niệm đáng nhớ”. Dù vậy, một chút cô đơn trên đường phượt cũng là điều thú vị. Bạn cũng có thể mắc vài sai lầm, quan trọng là chúng giúp bạn trưởng thành và sẵn sàng cho những chuyến đi trong tương lai. 
 (theo Travemonkey)

Hấp dẫn các món dân dã trong bữa cơm người Thái

Ngoài các món thịt cá, rau quả thông thường, người Thái còn dùng thêm các loại rong rêu và rau rừng trong bữa cơm thường nhật, vừa bổ dưỡng lại có khả năng chữa bệnh.
Gắn bó mật thiết với rừng núi, sông suối, đồng ruộng, người Thái thường tận dụng các sản vật tự nhiên sẵn có để cải thiện bữa ăn gia đình. Tuy không có nhiều quà bánh phong phú như miền xuôi nhưng ngược lại họ có thể tạo ra nhiều món dân dã hấp dẫn. Dưới đây là một số món ăn như vậy.
Rau dớn nộm xôi
Rau dớn còn non hái về sau đó rửa sạch, đem đồ với xôi nếp, khi vừa chín bắc ra thêm muối, hạt sẻn. Rau thơm thái nhỏ, gừng đập và trộn đều tất cả. Ăn rau dớn rất bổ dưỡng và giúp phòng bệnh thấp khớp.
hinh-1-5472-1414468824.jpg
Rau dớn có thể dùng đồ cùng xôi hoặc luộc, trộn gỏi, xào cũng rất hấp dẫn. Ảnh:Diệu Huyền.
Rêu nướng và canh rêu hồ
Rêu đá thường mọc ở các sông, suối, bám vào các hòn đá. Người Thái đi hái lúc rêu còn non, sau đó rửa sạch, phơi khô, đập ra để dành ăn dần. Có nhiều món nấu từ rêu đá nhưng người Thái thường ăn nhất là món “cay pho”. Rêu đá khô đem rửa sạch cho hết sạn, sau đó thái ngắn rồi đựng trong lá chuối. Cho thêm hành, rau thơm, gừng, sả, ớt, muối, rưới chút mỡ nước trộn đều, sau đó gói lại và đem nướng chín.
Nếu không thích ăn khô có thể lấy rêu khi còn tươi đem về rửa sạch để nấu canh. Món ăn này được gọi bằng cái tên "keng tau". Thông thường rêu sẽ nấu cùng nước luộc gà hoặc thịt heo và một chút thịt bằm. Cho thêm gia vị, muối, bột ngọt và ít gừng thái nhỏ. Nấu chín múc ra tô là có một món canh thanh mát. Các món rêu được người Thái ưa dùng vì có nhiều chất dinh dưỡng và giúp tiêu hóa tốt.
Canh rau lá lốt
Thịt bò hoặc thịt trâu non thái miếng to, ướp muối vừa đủ, hầm cho đến khi ra nước sền sệt, sau đó cho lá lốt vào. Vừa sôi thì bắc xuống và múc ra tô. Lá lốt còn được làm chả lốt rán hay nướng... Ăn canh rau lá lốt bổ dưỡng và giúp phòng ngừa bệnh thấp khớp.
hinh-2-2218-1414468824.jpg
Canh lá lốt thịt bò thơm ngon nhiều chất dinh dưỡng. Ảnh: ngoisao.
Sâu chít rang
Người Thái thường chặt cây chít để bắt lấy những con sâu đem về chế biến. Sâu chít là loại rất hiếm, phải chặt rất nhiều cây chít mới tìm được một con. Loại sâu này được dùng để ngâm rượu uống hay rang lên như nhộng, rất bùi và ngon. Sâu chít giúp bổ thận dương, là món ăn của quý tộc thời xưa.
hinh-3_1414469151.jpg
Sâu chít rang ăn thơm bùi, dễ ghiền. Ảnh: Sauchit.