Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2016

THỐNG KÊ CÁC ĐIỀU LÝ THÚ VỀ VUA-CHÚA VIỆT NAM

THỐNG KÊ CÁC ĐIỀU LÝ THÚ VỀ VUA-CHÚA VIỆT NAM


Nếu không tính Hùng Vương là thời kỳ huyền sử còn nhiều nghi vấn, có thể đưa ra các thống kê về vua Việt Nam và các triều đại Việt Nam như sau (không tính các thời Bắc thuộc):

1- VỀ CÁC VUA
a)- Hoàng đế đầu tiên:
- Lý Nam Đế (544 - 548) với niên hiệu đầu tiên là Thiên Đức là người xưng đế đầu tiên trong giai đoạn Bắc thuộc.
- Đinh Tiên Hoàng là người xưng đế đầu tiên sau giai đoạn Bắc thuộc.
b)- Hoàng đế cuối cùng: Vua Bảo Đại (1925 - 1945)
c)- Ở ngôi lâu nhất:
- Triệu Vũ Vương Triệu Đà: 71 năm (207-138 TCN).
- Lý Nhân Tông Càn Đức: 56 năm (1072 - 1127).
- Lê Hiển Tông Duy Diêu: 47 năm (1740 - 1786).
- Lê Thánh Tông Tư Thành: 38 năm (1460 - 1497)
d)- Ở ngôi ngắn nhất:
- Tiền Lê Trung Tông Long Việt: 3 ngày (1006).
- Dục Đức (Nguyễn Cung Tông): 3 ngày (1883)
e)- Lên ngôi trẻ nhất:
- Lê Nhân Tông lúc 1 tuổi (1442).
- Mạc Mậu Hợp lúc 2 tuổi (1562).
- Lý Cao Tông lúc 3 tuổi.
- Lý Anh Tông cũng 3 tuổi.
- Lý Chiêu Hoàng lúc 6 tuổi (1224).
- Đinh Phế Đế lúc 6 tuổi (979).
f)- Lên ngôi già nhất:
- Hồ Quý Ly khi 64 tuổi (1400).
- Trần Nghệ Tông Phủ, khi 50 tuổi (1370).
- Triệu Đà khi 50 tuổi (207 TCN)
g)- Vua thọ nhất:
- Vua Triệu Đà: 121 tuổi (257-137 TCN) (theo Đại Việt Sử ký Toàn thư).
- Vua Bảo Đại 85 tuổi (1913-1997).
- Vua Thành Thái 76 tuổi (1879 - 1955).
- Vua Trần Nghệ Tông 74 tuổi (1321 - 1394).
h)- Chúa thọ nhất:
- Chúa Nguyễn Hoàng: 89 tuổi (1525 - 1613).
- Chúa Trịnh Tráng 81 tuổi (1577 - 1657).
- Chúa Trịnh Tạc 77 tuổi (1606 - 1682).
- Chúa Trịnh Căn 77 tuổi (1633 - 1709).
i)- Sống nhiều năm nhất ở nước ngoài trong thời gian làm vua: Bảo Đại
j)- Yểu mệnh nhất:
- Hậu Lê Gia Tông Duy Khoái 15 tuổi (1661 - 1675).
- Hậu Lê Huyền Tông Duy Vũ 17 tuổi (1654-1671).
- Lê Quang Trị bị giết khi 7 tuổi (1509-1516) (vua không chính thống)
k)- Vua đặt nhiều niên hiệu nhất: Lý Nhân Tông có 8 niên hiệu
l)- Vua có niên hiệu sử dụng lâu nhất: Lê Hiển Tông - niên hiệu Cảnh Hưng trong 47 năm (1740-1786)
m)- Vua có tôn hiệu dài nhất: Lý Thái Tổ (được truy tôn hiệu dài 52 chữ)
n)- Nữ vương đầu tiên (chỉ xưng vương): Trưng Vương (Trưng Trắc) 40-43
o)- Nữ hoàng duy nhất: Lý Chiêu Hoàng Phật Kim (1224 - 1225), vợ vua Trần Thái Tông Cảnh (1226 - 1258).
p)- Vua lập nhiều hoàng hậu nhất: Lý Thái Tổ lập 9 hoàng hậu (6 bà lập năm 1010, 3 bà lập năm 1016).
q)- Vua duy nhất ở ngôi 2 lần: Hậu Lê Thần Tông 1619-1643 và 1649-1662
r)- Vua Việt Nam đầu tiên lấy vợ người phương Tây: Lê Thần Tông (Lê Duy Kỳ) lấy vợ người Hà Lan
s)- Vua có nhiều con làm vua: 2 người, mỗi người có 4 người con làm vua.
- Trần Minh Tông cha của Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông, Trần Nghệ Tông và Trần Duệ Tông.
- Lê Thần Tông cha của Lê Duy Hựu (Chân Tông); Lê Duy Vũ (Huyền Tông); Lê Duy Cối; (Gia Tông); Lê Duy Hợp (Hy Tông).
t)- Vua có nhiều con rể làm Vua nhất:
Lê Hiển Tông có 3 con rể làm vua là Nguyễn Huệ (lấy công chúa Lê Ngọc Hân), Nguyễn Quang Toản (lấy công chúa Lê Ngọc Bình) và Nguyễn Ánh (cũng lấy Lê Ngọc Bình sau khi diệt nhà Tây Sơn). Nhưng khi còn sống Vua Lê Hiển Tông chỉ chứng kiến Nguyễn Huệ làm con rể mình.
u)- Vua có nhiều loại tiền mang niên hiệu nhất:
Lê Hiển Tông đã cho đúc 16 loại tiền Cảnh Hưng trong thời gian làm vua
v)- Vua trăm trận trăm thắng: Quang Trung (Nguyễn Huệ) (1753 - 1792)
w)- Người mở đất mạnh nhất, rộng nhất:
Quốc Chúa Nguyễn Phúc Chu (1675 - 1725)
x)- Vua nhiều con nhất:
Minh Mệnh (Nguyễn Phúc Đảm 1790 -1840) con chính thức là 142 gồm 78 trai, 64 gái
y)- Vua có nhiều vợ mà không có người con nào:
Tự Đức (Nguyễn Phúc Hồng Nhậm) có 300 vợ.
z)- Vua làm nhiều thơ văn nhất:
Tự Đức để lại 4.000 bài thơ chữ Hán, 100 bài thơ Nôm, 600 bài văn.

2- VỀ CÁC TRIỀU ĐẠI
a)- Triều đại tồn tại lâu nhất: Nhà Hậu Lê 356 năm (1428 - 1527 và 1533 - 1789). Nếu tính chúa nguyễn và nhà nguyễn thì nhà nguyễn là triều đại tồn tại lâu nhất 400 năm (1545-1945)
b)- Triều đại tồn tại ngắn nhất: Nhà Hồ 7 năm (1400 - 1407).
c)- Triều đại truyền nhiều đời vua nhất:
- Nhà Hậu Lê: 27 vua (từ Thái Tổ đến Chiêu Thống),
- Nhà Trần (kể cả Hậu Trần): 15 vua.
d)- Triều đại truyền ít đời nhất: nhà Thục 1 vua.
e)- Triều đại truyền qua nhiều thế hệ nhất:
- Nhà Hậu Lê 14 đời (từ Thái Tổ Lê Lợi đến Trung Tông Duy Huyên, rồi từ Anh Tông Duy Bang đến Chiêu Thống Duy Kỳ).
- Nhà Lý: 9 đời (từ Thái Tổ Công Uẩn đến Chiêu Hoàng Phật Kim).
f)- Triều đại xảy ra phế lập, sát hại các vua nhiều nhất: Nhà Lê sơ 7/11 vua (Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lệ Đức Hầu,Lê Uy Mục, Lê Tương Dực, Lê Chiêu Tông, Lê Cung Hoàng). Nếu tính cả các vua không chính thức là Lê Quang Trị (1516), Lê Bảng và Lê Do (1519) thì tổng cộng có 10/14 vua.
g)- Triều đại có các vua bị bắt đi đày ra nước ngoài nhiều nhất: Nhà Nguyễn

3- VỀ QUÊ HƯƠNG CỦA VUA
a)- Nơi phát tích nhiều vua nhất:
- Thanh Hóa là quê hương phát tích của nhiều triều vua nhất ở Việt Nam với các triều vua: Phùng Hưng (giả thuyết); Nhà Ngô (giả thuyết); Nhà Tiền Lê (980 - 1009) (giả thuyết); Nhà Hồ (1400 - 1407); Nhà Hậu Lê (1428 - 1527); Nhà Nguyễn.
- Hà Nội với các triều đại: Hai Bà Trưng (40 - 43); Nhà Tiền Lý; Phùng Hưng (giả thuyết); Nhà Ngô (giả thuyết: 938 - 967).
- Ninh Bình với triều đại nhà Đinh, nhà Tiền Lê (giả thuyết).
b)- Các triều vua đóng đô tại quê hương: Hai Bà Trưng (Mê Linh); Mai Hắc Đế (Nghệ An); Nhà Đinh (Ninh Bình); Nhà Hồ (Thanh Hóa).
c)- Việt Nam chỉ có 3 dòng họ xưng chúa:
- Thanh Hóa phát tích hai dòng họ chúa Nguyễn, chúa Trịnh.
- Hải Dương phát tích một dòng họ chúa Bầu.

4- VỀ KINH ĐÔ
a)- Nơi đóng đô nhiều nhất:
- Hà Nội là nơi đóng đô của nhiều triều đại nhất Việt Nam với các kinh đô như: Mê Linh, Cổ Loa, Long Biên, Thăng Long ... của các triều đại: Nhà Thục; Nhà Ngô; Trưng Vương; Nhà Tiền Lý; Phùng Hưng; Nhà Lý; Nhà Trần; Nhà Mạc; Nhà Hậu Lê.
- Ninh Bình với kinh đô Hoa Lư là nơi phát tích 3 triều đại: Nhà Đinh; Nhà Tiền Lê; Nhà Lý.
b)- Các kinh đô là quê hương của vua:
- Mê Linh là quê hương của Hai Bà Trưng.
- Nghệ An là quê hương của Mai Hắc Đế (quê quán: Hà Tĩnh).
- Hoa Lư là quê hương của Nhà Đinh,
- Thành Tây Đô là quê hương của Nhà Hồ.

GHI CHÚ:
*. NHÀ LÝ là triều đại từng đóng đô ở 2 kinh đô là Hoa Lư (1009 - 1010) và Thăng Long (1010 - 1225).
*. NHÀ TRẦN cũng từng đóng đô ở 2 kinh đô là Thăng Long (1225-1397) và Thành Tây Đô (1397-1400).
*. THÁI THƯỢNG HOÀNG:
Thái thượng hoàng có nghĩa là: vua cha bề trên (có trường hợp chỉ gọi là: thượng hoàng để có nghĩa rộng hơn là vua bề trên).
Tùy từng hoàn cảnh lịch sử, thực quyền của thượng hoàng khác nhau. Thượng hoàng có thể giao toàn quyền cho vua hoặc vẫn nắm quyền chi phối việc triều chính; hoặc có thể thượng hoàng chỉ mang danh nghĩa.
Thông thường thượng hoàng là cha vua, nhưng có các trường hợp không phải như vậy:
- Thượng hoàng Trần Nghệ Tông truyền ngôi cho em là Duệ Tông, Duệ Tông mất lại lập cháu gọi bằng bác là Phế Đế.
- Thượng hoàng Mạc Thái Tổ truyền ngôi cho con là Thái Tông, Thái Tông mất sớm lại lập cháu nội là Hiến Tông.
- Thượng hoàng Lê Ý Tông là chú của vua Lê Hiển Tông.
Triều đại có nhiều thượng hoàng nhất là nhà Trần với 9 Thượng hoàng. Ngoài 7 thượng hoàng nhà Trần từ Trần Thừa tới Nghệ Tông cùng Hồ Quý Ly, Mạc Thái Tổ, các Thượng hoàng còn lại trong lịch sử Việt Nam đều không tự nguyện làm Thượng hoàng mà do sự sắp đặt của quyền thần trong triều.

Nguồn: Nguyễn Vô